Từ ngày ngoại có Face, thỉnh thoảng tôi sẽ nhận được những bất ngờ thú vị.
Hôm thì ngoại nhắn tin nhắc tôi mặc ấm khi ra đường vì ngoại đọc báo nghe bảo hôm nay trời trở lạnh. Chà, tự nhiên mình có riêng một cái máy dự báo thời tiết kiêm nhiệm bảo vệ sức khỏe… ấm lòng đến lạ!
Hôm thì ngoại gửi cho tôi một bài báo về nuôi dạy con. Hỏi thì ngoại cười nói ngoại thấy tụi bây nuôi con khổ quá. Suốt ngày bắt ăn, bắt uống… Phải đọc mà lắng nghe lời khuyên của chuyên gia giáo dục để mở mang tầm nhìn chứ!
Có lần ngoại tìm đâu được cái ảnh cũ của mấy chị em tôi, thế là ngoại đăng Facebook khoe. Nhìn cái ảnh cũ, đọc dòng chữ “Mấy đứa cháu cưng của tui”, mắt tôi cay cay vì nhớ ra đã lâu mình không về thăm “ông già khó tính”. Thế là ngay chiều hôm ấy, bỏ lại hết những bộn bề công việc tôi quyết định chở con về thăm ngoại. Nhìn ngoại cười mà tôi thấy hạnh phúc.
Trước đây, mỗi lần mệt mỏi vì công việc, mỗi lần giận chồng, cãi nhau với mẹ chồng tôi thường trút hết bực dọc lên Face, khi thì than thở, lúc thì trách cứ. Nhưng từ ngày ngoại dùng Facebook, trang Facebook của tôi cũng không còn những lời than, những lời nói làm đau lòng người khác nữa.
Tôi chỉ đăng những chuyện vui, những bức ảnh gia đình… vì tôi biết ngoại đang dõi theo đứa cháu cưng là tôi qua trang Facebook. Nếu thấy những lời than, tiếng trách, ngoại sẽ lo lắng, sẽ buồn. Lâu dần thành quen. Tôi cũng học được cách buông bỏ những gì không vui. Thế là lòng tôi cũng nhẹ nhõm hơn.
Ngoại dùng Facebook nên lâu lâu tôi lại nhận được những bình luận của “ông già khó tính” khi tôi đăng status. Những bình luận có khi là khen, có khi là lời nhắn nhủ, nhắc nhở. Đặc biệt, có lần ngoại còn thả tim khi tôi đăng ảnh gia đình. Nhìn bình luận mà tôi bất ngờ. Và vui.
Vậy đấy. Ông già khó tính của tôi đã hơn bảy mươi tuổi mà khi dùng Facebook cũng “chịu chơi”, cũng vui tính lắm. Nên tôi thấy vui vui kể từ dạo ngoại dùng Facebook.
Theo VOV
Cô bạn tôi rủ cả hội đi ăn tối, tiện thể cô ấy giới thiệu người yêu. Phải nói rằng tôi cực kỳ hào hứng...
" alt=""/>Khi ông ngoại dùng FacebookNhững năm 2006, khi người dân trong vùng đã quay lưng với nghề trồng hoa hồng, thì anh Từ Hiếu lại quyết định theo đuổi đến cùng.
Anh Từ Hiếu (37 tuổi, phường Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) đã thành công với mô hình trồng hoa hồng ngoại tại vùng cát bỏng xứ Quảng.
Dẫu biết trồng hoa hồng rất gian nan nhưng anh vẫn dành cho hoa hồng một niềm đam mê mãnh liệt. Anh quyết khăn gói ngược xuôi nhiều nơi để học hỏi kinh nghiệm trồng hoa hồng, quyết tâm làm giàu từ nghề này.
Năm 2009, anh Hiếu quyết định bỏ nghề xây dựng, dốc hết tâm huyết để theo đuổi niềm đam mê ấp ủ bao lâu nay.
Vườn hoa hồng ngoại của anh đã tăng lên 4.000m², với khoảng 2.000 gốc hồng ngoại lớn và hàng nghìn cây hoa hồng các loại.
Ban đầu, anh Hiếu nhập một số giống hồng ngoại về trồng trên diện tích khoảng 2.000 m² và gặp không ít lần thất bại.
"Hoa hồng ngoại là loài hoa khó tính, khó trồng, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của miền Trung cây hoa hồng rất khó sinh trưởng. Ban đầu tôi lỗ vốn hơn 100 triệu đồng, nhưng gục ngã ở đâu mình đứng lên ở đó, tiếp tục nghiên cứu và phát triển", anh Từ Hiếu nhớ lại thời gian đầu khởi nghiệp của mình.
Hoa hồng và các sản phẩm từ hoa đã giúp cho anh Hiếu thu về khoảng 400 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí.
Anh nhập giống hồng ngoại xuất xứ từ các nước như Anh, Nhật, Mỹ, Đức, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan… về để chăm sóc, nhân giống, thuần hóa cây ra hoa phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng miền Trung.
Anh cho biết, đặc tính của hồng ngoại là chịu thời tiết khắc nghiệt kém, dễ bệnh nên không dễ chơi. Hoa hồng ngoại chỉ dành cho giới biết chơi hoa, không thông dụng như hoa hồng đang được trồng nhiều tại các tỉnh.
Khi đã thành thạo kỹ năng chăm sóc tất cả loại hoa hồng ngoại, anh Hiếu tiếp tục học cách giâm cành, chiết cành và ghép giống.
Anh Từ Hiếu chia sẻ: "Tôi thường tìm đến các trang mạng chia sẻ cách chăm sóc hoa hồng ngoại của bạn bè nhiều nước trên thế giới. Có những người bạn ở Miến Điện, Thái Lan, Mỹ chỉ cho tôi cách ghép cây độc đáo. Chúng tôi thân thiết với nhau cũng từ niềm đam mê đối với hoa hồng".
Để có được nguồn dược liệu quý giá điều chế phẩm sinh học trồng hoa, anh Hiếu đã phải lặn lội khắp nơi để tìm kiếm và "tầm sư học đạo".
Đến nay, vườn hoa hồng ngoại của anh đã tăng lên 4.000m², với khoảng 2.000 gốc hồng ngoại lớn và hàng nghìn cây hoa hồng, hoa hồng giống các loại với giá bạc tỷ.
Thu nhập cao từ bán hoa và các sản phẩm chế biến từ hoa hồng
Theo anh Từ Hiếu, vốn là nữ hoàng của các loài hoa, hoa hồng ngoại có đến hàng trăm loại với muôn sắc màu rực rỡ, kiểu cánh mới lạ, sang trọng, mùi hương cuốn hút và thơm lâu.
Đặc biệt, hoa hồng ngoại có khoảng 70 loại sâu bệnh hại khiến người trồng gặp rất nhiều khó khăn khi chăm sóc. Vì vậy, nếu nhà vườn không có biện pháp cứu chữa kịp thời thì hồng ngoại sẽ chết rất nhanh và dễ phá sản. Bởi vậy giá trị hồng ngoại cũng cao gấp nhiều lần với hồng nội.
Trà hoa hồng là một hướng đi mới cho đầu ra sản phẩm của nhà vườn trồng hồng ngoại.
Để tự chủ diệt trừ sâu bệnh, sau một thời gian nghiên cứu thử nghiệm, anh đã bào chế thành công các chế phẩm sinh học từ đậu nành, đậu phộng, bánh dầu, cám gạo, tôm cá… để áp dụng vào phòng bệnh và chữa bệnh trên cây hoa hồng... Mang lại hiệu quả tốt tại vườn và được nhiều chủ trang trại khác tin dùng.
Ba vườn hoa hồng của anh hiện có 500 giống hồng ngoại đã được thuần dưỡng thích nghi tốt với khí hậu, thổ nhưỡng của vùng đất Quảng Nam. Anh cũng nhân giống, phát triển nhiều loại như hồng leo, dáng bụi, tre...
Tại vườn hoa Hiếu Hiền của anh có hàng nghìn cây hoa hồng ngoại lớn nhỏ, giá cây hoa hồng ngoại dao động từ vài chục nghìn đến hàng chục triệu đồng được người chơi hoa khắp nơi tìm mua. Đặc biệt, có những cây hoa hồng ngoại tuổi đời trên 10 năm giá bán hơn 40 triệu đồng nhưng anh chưa bán.
Khi công việc trồng hoa hồng ngoại đã trở nên nhuần nhuyễn, anh Hiếu nhận thi công cảnh quan sân vườn, cây kiểng, thiết kế kiểu dáng vườn hoa hồng ngoại cho nhiều khách "chịu chi", khu biệt thự, resort ở TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và nhiều tỉnh thành khác.
Bên cạnh đó, để tạo ra một hướng đi khác so với nhiều nhà vườn, anh còn dày công chế tạo các dòng sản phẩm thiên nhiên từ cánh hoa hồng như toner, tinh dầu, trà, dầu gội… được nhiều người tin dùng và ủng hộ.
Ngoài hoa hồng trồng theo hướng hữu cơ tại vườn, anh Hiếu còn cất công lên tận các vùng núi cao Quảng Nam, nhiều nơi khác để tìm kiếm các loại dược liệu quý, phù hợp để điều chế.
"Để chuẩn bị các sản phẩm tôi cũng đã "tầm sư học đạo" nhiều nơi, qua sách báo, cũng nhiều lần phải đổ bỏ, tốn không ít mồ hôi, công sức mới thành công", anh Từ Hiếu chia sẻ.
Dày công chăm sóc "nữ hoàng" các loài hoa, anh Hiếu cũng được nhận quả ngọt. Anh cho hay, sau khi trừ chi phí, mỗi năm anh thu về hơn khoảng 400 triệu đồng từ việc bán hoa, các sản phẩm từ hoa.
Theo Dân Trí
Những cánh đồng hoa hồng ngát hương và nông trại dâu tây chín mọng được mọc lên ngay trên sa mạc cằn cỗi, vốn xưa nay bị bỏ hoang tại Tân Cương, Trung Quốc.
" alt=""/>Đưa giống hồng ngoại về miền cát bỏng, anh nông dân trẻ thu lãi caoAnh Vincent Fichot, 39 tuổi bắt đầu tuyệt thực từ hôm 11/7 sau khi anh nói rằng đã tìm đủ mọi cách để giành lại quyền thăm con hoặc được biết rằng chúng đang an toàn.
Kháng cáo của anh gửi lên toà án Nhật Bản đã bị bác bỏ kể từ khi mẹ các con anh biến mất cách đây 3 năm. Fichot đã không thể liên lạc được với họ kể từ đó, mặc dù toà án tuyên bố anh vẫn phải tiếp tục trả tiền cấp dưỡng nuôi con.
Hậu quả của phán quyết này và quá trình đấu tranh để được gặp con đã khiến anh mất việc, mất ngôi nhà ở Tokyo và mất cả số tiền tiết kiệm cả đời mình.
Fichot - sinh ra và lớn lên ở một thị trấn gần Marseille, miền nam nước Pháp - nhưng đã sống ở Nhật được 15 năm. Người đàn ông này thậm chí đã đưa vụ việc của mình lên Chính phủ Pháp, Nghị viện châu Âu và Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc.
Chia sẻ với tờ SCMPvề việc tuyệt thực của mình, anh nói anh “không thể làm gì được nữa”.
“Tôi sẵn sàng kết thúc cuộc đời mình ở đây, nhưng nó không phải là một hành động tuyệt vọng. Đây là bước tiếp theo trong cuộc chiến của tôi, bởi vì tôi đã thử mọi cách. Đây là hành động cuối cùng tôi có thể làm”.
Fichot đã nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng người Pháp sống tại Nhật Bản, trong đó nhiều tình nguyện viên ở lại cùng anh. Sự đồng hành đó thường dựa trên trải nghiệm cá nhân, Fichot nói.
“Mọi người trong cộng đồng người Pháp ở Nhật đều biết ai đó từng là nạn nhân của hệ thống này và có từng có con cái bị tước khỏi họ. Nhưng chính những đứa trẻ mới là nạn nhân thực sự của tình huống này. Tôi không ở đây vì bản thân mình. Tôi ở đây để bảo vệ quyền lợi của các con tôi”.
Pháp luật Nhật Bản không công nhận quyền nuôi con chung của các cặp vợ chồng đã ly hôn hoặc ly thân. Vì thế, tình trạng một trong hai người “cuỗm” luôn đứa con là chuyện phổ biến ở nước này. Trong đó, các toà án thường trao quyền giám hộ cho “kẻ bắt cóc” và không thực thi quyền được thăm nom của người kia.
![]() |
Fichot đã từng đưa vấn đề của mình lên rất nhiều diễn đàn quốc tế. |
Không có con số chính thức nào được đưa ra nhưng các nhóm nhân quyền tin rằng mỗi năm, ở Nhật có khoảng 150.000 đứa trẻ đã bị buộc phải tách khỏi cha hoặc mẹ, trong đó có số lượng đáng kể là các cuộc hôn nhân với người nước ngoài.
Trước đó, Fichot từng trình bày hoàn cảnh của mình với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khi ông có chuyến công du tới Nhật Bản. Vào thời điểm đó, ông Macron bày tỏ sự ủng hộ của mình với các bậc cha mẹ người Pháp không thể gặp lại con. Ông đánh giá tình trạng này là “hoàn toàn không thể chấp nhận được” và nêu vấn đề với Thủ tướng lúc đó là Shinzo Abe.
Theo dự kiến, Tổng thống Pháp sẽ trở lại Nhật Bản vào cuối tháng 7 để tham dự Thế vận hội Tokyo và Fichot cho biết sẽ rất vui nếu được gặp lại ông.
“Chính phủ của tôi đã cố gắng giúp tôi. Họ đã viết thư cho Bộ Tư Pháp Nhật Bản nhưng bức thư bị lờ đi. Hai đứa con của tôi mang hộ chiếu Pháp, mà chính phủ của tôi thậm chí còn không biết chúng còn sống hay đã chết. Nó đã trở thành một vấn đề ngoại giao”.
Một quan chức của Bộ Tư pháp xác nhận rằng họ đã biết về sự việc của anh Fichot nhưng từ chối đưa ra bình luận.
Một bản kiến nghị trên trang Change.org đã thu hút gần 3.700 chữ ký và hàng trăm người bày tỏ sự ủng hộ. Trong khi đó, truyền thông Nhật Bản bắt đầu đưa tin về câu chuyện của người đàn ông Pháp.
“Tôi đã thử mọi cách nhưng không có hiệu quả” - anh nói.
“Tôi hi vọng ông Macron sẽ đến gặp tôi và sẽ không để một người cha chết trước nhà ga Tokyo khi cố gắng bảo vệ quyền lợi của các con mình”.
Đăng Dương(Theo SCMP)
Zenryokuzaka của kênh TV Asahi là một trong những chương trình truyền hình lâu đời và kỳ lạ nhất Nhật Bản. Đến nay, show đã tồn tại được 15 năm với hơn 3.000 tập.
" alt=""/>Vợ Nhật đưa hai con đi biệt tích, chồng Pháp tuyệt thực đòi công bằng